Chuyển đến nội dung chính

LỰA CHỌN LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP


Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, hiện nay nước ta có 5 loại hình doanh nghiệp. Vì vậy, nhiệm vụ của MORADO trước hết là giúp khách hàng lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp.

1. Loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần
- Là loại hình đặc trưng phổ biến hiện nay. Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần nên được gọi là cổ phần, cá nhân sở hữu cổ phần đó chính là những cổ đông. Số cổ đông tối thiểu là 03 (ba) người và không giới hạn số lượng tối đa.

- Mỗi cổ đông khi thực hiện việc góp vốn vào công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào.

* Ưu điểm: 
+ Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về tài sản góp vốn nên mức độ rủi ro thấp
+ Khả năng hoạt động rộng, hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề
+ Cơ cấu vốn linh hoạt, tạo điều kiện cho nhiều người cùng góp vốn
+ Việc chuyển nhượng vốn dễ dàng, phạm vi đối tượng tham gia rộng
+ Mỗi cá nhân được phép tham gia nhiều công ty cổ phần

* Nhược điểm: Khó khăn trong việc quản lý và điều hành dễ dẫn đến các vấn đề phát sinh giữa các cổ đông.

2. Loại hình doanh nghiệp Công ty hợp danh
Là loại hình doanh nghiệp trong đó có ít nhất 2 thành viên hợp danh là cá nhân cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm vô hạn với mọi hoạt động của công ty. Ngoài thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn cam kết với công ty.

*Ưu điểm: 
+ Số lượng thành viên ít nên dễ dàng trong việc quản lý. 
+ Mỗi thành viên hợp danh đều có quyền quản lý điều hành và nhân danh công ty nên rất thuận lợi trong quá trong quá trình kinh doanh khi đàm phán, ký kết hay quyết định.

*Nhược điểm: 
+ Các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. 
+ Khi công ty có phát sinh các khoản nợ mà không có được khả năng chi trả thì các thành viên phải dùng tài sản cá nhân cho việc trả khoản nợ đó.
+ Các thành viên hợp danh đều có quyền nhân danh công ty hoạt động độc lập nên cũng có rủi ro từ đặc tính này. Nếu định hướng của thành viên hợp danh không tốt mà lại không có cơ chế kiểm soát quyền lực của họ hoặc họ không tự nguyện tuân thủ sự kiểm soát đó sẽ rất dễ gây thiệt hại cho công ty và liên đới cho các thành viên hợp danh khác.

3. Loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Công ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp gồm ít nhất 2 (hai) thành viên và không quá 50 (năm mươi) thành viên góp vốn thành lập. Công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi vốn của công ty.

*Ưu điểm: 
+ Các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong số vốn mình đã góp vào công ty. 
+ Có thể kiểm soát được việc phát sinh thêm thành viên mới vì theo quy định khi thành viên muốn chuyển nhượng vốn góp phải chào bán cho các thành viên hiện hữu trước tiên (tức được quyền ưu tiên mua).

*Nhược điểm: 
+ Công ty không được phát hành cổ phần. 
+ Việc huy động vốn thường chỉ từ nguồn vay hay sự góp vốn của các thành viên.





4. Loại hình Công ty TNHH MTV
Công ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp do 1 tổ chức hay 1 cá nhân là chủ sở hữu. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi vốn điều lệ.

*Ưu điểm: cơ cấu do 1 tổ chức hay cá nhân là chủ sở hữu nên có quyền tự quyết về hoạt động kinh doanh và cơ cấu của công ty cũng dễ dàng kiểm soát và quản lý.

*Nhược điểm: công ty không được phát hành cổ phần đề thực hiện huy động vốn. Nếu muốn tăng hoặc giảm vốn điều lệ thì phải chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác hoặc tiếp nhận vốn của thành viên mới và nếu như vậy sẽ dẫn đến chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên.

5. Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp.

*Ưu điểm: 
Với mô hình gọn nhẹ và dễ quản lý. Tài sản của chủ doanh nghiệp không phải chuyển giao quyền sở hữu cho doanh nghiệp
+ Chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật
+ Chủ DNTN có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp

*Nhược điểm: 
+ Doanh nghiệp không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào và không có tư cách pháp nhân.
+ Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN. Chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh
+ DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần

Trên đây là nội dung tư vấn thành lập doanh nghiệp về lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Để được tư vấn cụ thể, chi tiết hơn quý khách vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ MORADO
Địa chỉ: N09-B2 Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội
Hotline: 0902224679 - 0946182803

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các bước thành lập công ty

 Trên thực tế, tại các tỉnh thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh việc thành lập công ty đã được cải tiến bằng cách đăng ký trước qua mạng. Vì vậy các bước thành lập công ty cụ thể như sau: Bước 1. Người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bản scan qua cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ. Nếu hợp lệ sẽ ra thông báo trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Bước 3: Người thành lập công ty hoặc người được uỷ quyền trực tiếp mang hồ sơ gốc lên nộp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư tỉnh thành phố. Bước 4: Cơ quan đăng ký kinh doanh thẩm tra lại hồ sơ rồi mới quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp . Bước 5: Người thành lập công ty hoặc người được uỷ quyền nhận kết quả. Bước 6: Công bố thông tin doanh nghiệp và thực hiện khắc dấu. Bước 7: Công bố mẫu dấu và thực hiện các công việc khác như: Mở tài khoản ngân hàng, khai lệ phí môn bài, setup

Thành lập công ty để kinh doanh thành công

     Nếu muốn làm giàu thì đừng ngại dấn thân vào những thử thách, đừng ngại tận dụng những cơ hội để phát huy khả năng của mình. Trước hết các bạn cần phải có ý tưởng kinh doanh khả thi và sau đó có kế hoạch hiện thực hoá ý tưởng đó.       Ý tưởng kinh doanh khả thi là gì? - Chỉ có bạn mới biết và đánh giá được tính khả thi của nó tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh, tùy thuộc vào kinh nghiệm bạn đã tích lũy được trong thời gian làm việc trước đó.       Sau khi đã xác định được ý tưởng kinh doanh, chắc chắn bạn sẽ cần đến chúng tôi. Chúng tôi là nhà tư vấn thành lập công ty /doanh nghiệp, dịch vụ chính phủ điện tử cho doanh nghiệp, dịch vụ quản lý nghiệp vụ, tổng thể ...Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn những vấn đề pháp lý để giúp bạn tháo gỡ những vướng mắc ban đầu về kinh doanh, tài chính, thuế... Chúng tôi sẽ giúp bạn phát triển kinh doanh thành công dựa trên ý tưởng tuyệt vời của bạn. Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ MORADO Địa c

Có nên thành lập công ty khi kinh doanh online

 Nếu các bạn đang kinh doanh online , hay buôn bán trực tiếp mặt hàng nào đó mà chưa đăng ký thành lập công ty , chưa có giấy chứng nhận Đăng ký Kinh Doanh thì bạn nên suy nghĩ về việc thành lập doanh nghiệp , công ty vì những lợi ích mà nó đem lại cho bạn rất lớn. Khi việc buôn bán của  bạn được nhà nước công nhận thì việc kinh doanh sẽ thuận lợi rất nhiều hơn nữa bạn hoàn toàn yên tâm, không phải lo lắng đến việc Công An kinh tế hỏi thăm hay phải nộp phạt. Nếu bạn chưa rõ hãy tìm hiểu quy định mới nhất về xử phạt khi không đăng ký kinh doanh nhé. Theo Nghị định 124/2015/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định như sau : Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh . 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 2. Phạt tiề